10 cách ghi nhận, khen thưởng để nhân sự hạnh phúc, doanh nghiệp thành công

Mỗi nhân viên đều góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, những đóng góp hàng ngày của họ đều xứng đáng được ghi nhận và khen ngợi. Nhà quản lý cần chú trọng việc khen thưởng nhân viên như một hoạt động thiết yếu trong quá trình xây dựng văn hóa công ty.

Một trong những lý do khiến nhân viên mất đi nhiệt huyết và quyết định rời bỏ công ty là vì cảm thấy những đóng góp của họ không được ghi nhận. Mỗi nhân viên khi làm việc, đều mong muốn có được sự công nhận từ đồng nghiệp cũng như cấp trên. Một chương trình ghi nhận thành tích của nhân viên được thực hiện tốt có khả năng tác động đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp bao gồm nhân lực, năng suất, doanh thu và tinh thần. Ngược lại, khi doanh nghiệp không có các chính sách khen thưởng nhân viên hoặc các chương trình đó không thiết thực, được triển khai kém thì có thể làm giảm động lực và thậm chí đẩy nhân viên giỏi đến với những nơi có chế độ tốt hơn.

Đối với nhân viên: Các chính sách khen thưởng là nguồn năng lượng, là động lực thúc đẩy họ làm việc và cống hiến cho tổ chức. Nhân viên cảm thấy được trân trọng và gắn kết với tổ chức hơn khi những đóng góp của họ được ghi nhận. Nghiên cứu cho thấy, con người tiết ra hóc-môn hạnh phúc khi nhận được lời khen ngợi hoặc cảm ơn từ người khác và điều này khiến họ cảm thấy phấn chấn và trở nên hợp tác hơn.

Đối với doanh nghiệp: Việc khen thưởng nhân viên gián tiếp ảnh hưởng đến công ty và cấp lãnh đạo theo chiều hướng có lợi. Doanh nghiệp đưa ra những mức thưởng phạt công bằng giúp thúc đẩy nhân viên phát huy được hết năng lực vốn có của họ. Theo một khảo sát, phần lớn câu trả lời đồng ý rằng việc ghi nhận thành tích giúp tạo nên môi trường làm việc lành mạnh đồng thời cải thiện trải nghiệm nhân viên tại công ty. Môi trường tốt và trải nghiệm tốt giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên từ đó hiệu quả lao động sẽ cao hơn, nhân viên cũng trở nên gắn bó với công ty hơn. Đồng thời những phản hồi tích cực về chính sách đãi ngộ nhân viên sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt người lao động trong và ngoài tổ chức. Hơn 68% người cho rằng các chương trình khen thưởng nhân viên tác động tích cực đến tỷ lệ gắn kết nội bộ.

Xem thêm  OLE - Phương pháp đo lường hiệu quả công việc toàn diện

Những lưu ý khi thực hiện ghi nhận, khen thưởng

2 thứ người ghi nhận cần quan sát liên tục:

  • Kết quả mà người được ghi nhận đạt được.
  • Hành vi mà người được ghi nhận thực hiện.

Thể hiện sự tinh tế trong cách ghi nhận, khen thưởng

Bạn sẽ cần một sự hiểu biết sâu sắc về các sở thích và tính cách của nhân viên cũng như sự năng động của đội trước khi tổ chức một buổi lễ khen thưởng.

Ví dụ, nếu một người nào đó là một người hướng nội:

  • Anh ta hoặc cô ấy có thể không muốn được làm trung tâm của sự chú ý.
  • Thay vào đó, yên tĩnh, và nói lời “cảm ơn” cá nhân có thể là tất cả người đó cần, và sẽ đánh giá cao nó hơn.
  • Một số người có thể cảm thấy bị xúc phạm khi sự đánh giá công khai công việc của họ.

10 cách ghi nhận, khen thưởng nhân viên

Việc khen thưởng nhân viên không cần thiết phải thật hoành tráng hoặc quá tốn kém; trong nhiều trường hợp, phần thưởng nhỏ có khi lại có tác động lớn hơn vì chúng có thể được trao thường xuyên hơn và tần suất đóng vai trò rất quan trọng đối với các chương trình công nhận và khen thưởng nhân viên. Dưới đây là 10 cách ghi nhận, khen thưởng hiệu quả:

1. Lời cảm ơn trực tiếp mặt-đối-mặt hoặc một tấm thiệp, email…

Gửi những lời khen, động viên đồng nghiệp, nhân viên và cấp trên thông qua các mẫu giấy, thư viết tay là cách làm truyền thống vừa dễ thực hiện vừa thể hiện được sự chân thành của người gửi. Một mẩu giấy ghi chú kèm theo lời nhắn cảm ơn từ đồng nghiệp có thể khiến bạn hào hứng làm việc cả ngày.

2. Tiền hoặc thứ tương tự tiền như phiếu ưu đãi, khóa học

Phần thưởng như quà và tiền mặt là những hình thức khen thưởng thiết thực, hấp dẫn mà hầu hết mọi nhân viên đều cảm thấy hài lòng khi nhận được.

3. Hoa hoặc quà tặng

4. Bữa tiệc ăn uống

Hình thức thường được sử dụng để tuyên dương thành tích của đội nhóm chính là tổ chức các buổi ăn uống, tiệc mừng. Các sự kiện như thế này không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên, kết nối nội bộ mà còn là cơ hội để doanh nghiệp truyền tải thông điệp và văn hóa của tổ chức đến nhân viên.

Xem thêm  Mẫu Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

5. Hoạt động gắn kết đội nhóm

Một buổi tụ tập ngoại khóa của các thành viên trong nhóm là một cách tuyệt vời để mọi người thêm gần gũi, thấu hiểu nhau hơn.

6. Kỳ nghỉ

Một phần thưởng phù hợp với các dự án cần làm việc thêm giờ có thể là thời gian nghỉ bù.

7. Thông báo tuyên dương

Tuyên dương cá nhân xuất sắc trước tập thể một cách chỉn chu, trang trọng, mang lại cảm giác tự hào và được ghi nhận, xứng đáng với những nỗ lực nhân viên đã cố gắng đạt được.

8. Lễ trao thưởng

Một buổi tối hoành tráng với âm nhạc, danh hiệu và bài ​​phát biểu là một cách thú vị để kết nối cộng đồng nhân viên, xây dựng đội ngũ

9. Tạo ngày lễ biết ơn đối với nhân sự hàng năm/quý

10. Đặc quyền ưu tiên cho nhân sự

Một cách đơn giản để cho nhân viên của bạn thấy rằng họ có giá trị là cho họ những cơ hội để nói lên quan điểm, suy nghĩ và những mong muốn của mình. Cho phép những nhân viên có thành tích vượt trội tham gia và đóng góp ý kiến đối với các quyết định quan trọng.

Ngoài ra còn có một số ý tưởng hay có thể áp dụng trong việc ghi nhận, khen thưởng như:

  • Cung cấp một kết hoạch làm việc linh hoạt – không phải tất cả mọi người đều cần, hoặc muốn ở trong văn phòng lúc 8 giờ sáng. Hoặc bạn có thể cho phép nhân viên làm việc tại nhà 1 – 2 buổi trong tuần chẳng hạn.
  • Tạo một coupon “ngày tự do” cho phép nhân viên có thể sử dụng bất cứ ngày nào và làm bất cứ điều gì trong tuần họ muốn.
  • Đưa đội nhóm của bạn ra ngoài ăn trưa – và sau đó, tạo bất ngờ bằng việc cho họ nghỉ nốt buổi chiều. Chắc chắn nhân viên của bạn sẽ rất phấn khích đấy.
  • Tạo một thẻ “Thứ Hai lười biếng” cho phép một thành viên trong đội nhóm được nghỉ vào sáng thứ Hai.

Việc hiểu và thường xuyên áp dụng việc ghi nhận, khen thưởng chính là thành công trong việc quản lý nhân sự và phát triển doanh nghiệp.