Cach doc sach hieu qua

5 bước đọc sách hiệu quả, dễ áp dụng cho người mới bắt đầu

Từ năm 2010 mình bắt đầu hứng thú với việc đọc sách về phát triển bản thân. Tuy nhiên mình lại chọn ngay những cuốn thực sự là “khó đọc” với mình ở thời điểm lúc đó. Mình còn nhớ những cuốn sách đầu tiên mình đọc là “Luật trí não” của John Medina, “Chú chó nhìn thấy gì”, của Malcom Gladwell (cho tới bây giờ mình rất thích đọc sách của ông ấy), “Phi lý trí” của Dan Ariely…

Và dần dần trong quá trình hơn 10 năm đọc rất nhiều sách ở các lĩnh vực, mình cũng lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, tư duy bổ trợ cho công việc. Và tới bây giờ nhìn lại, mình tự thấy bản thân luôn đọc sách theo các phương pháp như dưới đây mà hôm nay mình chia sẻ với bạn trong bài viết này.

1) Chọn sách phù hợp nhu cầu và giai đoạn phát triển cá nhân hiện tại

Có rất nhiều đầu sách về các chủ đề khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu hiện tại của bạn mà bạn sẽ chọn được cho mình những cuốn sách mong muốn. Dưới đây là danh sách những chủ đề mà bạn nên tìm đọc sẽ giúp bạn xây dựng cho mình một tâm hồn và trí tuệ toàn diện, nhìn nhận các khía cạnh của cuộc sống một cách sinh động và toàn vẹn hơn.

  • Sách vĩ nhân, anh hùng
  • Thiên nhiên, loài vật
  • Lịch sử nhân loại
  • Khoa học, kỹ thuật
  • Sức khoẻ, rèn luyện
  • Tình yêu, hôn nhân, gia đình
  • Nuôi dạy rèn con
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Tâm lý, nhân sự, đội nhóm
  • Đạo đức, rèn nhân cách, tâm hồn
  • Đạo lý, minh triết, chân lý
Xem thêm  Nâng cao hiệu quả Dịch vụ khách hàng bằng mô hình RATER

2) Xem trước mục lục, đề mục các phần để nắm được ý tưởng lớn của cuốn sách

Mục lục của cuốn sách sẽ giúp bạn có được một cái nhìn toàn diện về nội dung của cuốn sách và bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được ý tưởng lớn của cuốn sách và bạn sẽ dễ dàng lựa chọn đây có phải là cuốn sách phù hợp với mình trong giai đoạn này hay không.

3) Đọc sách và lưu lại những bài học quan trọng

Để việc bắt đầu đọc sách hhieuej quả, trong quá trình đọc bạn hay nhớ làm thêm những việc sau

– Chuẩn bị thêm 1 tập giấy và 1 chiếc bút ghi chú lại những điều bạn tâm đắc và muốn ứng dụng

– Tập cách ghi chép sáng tạo bằng sơ đồ tư duy (có lợi ở bước tiếp theo)

– Nếu bạn mới đọc sách, việc dành tới 30 phút hoặc 60 phút để đọc sẽ khó khăn, bạn nên bắt đầu với cam kết dành 5 phút mỗi ngày vào 1 khung giờ nhất định để đọc, dần dần tăng thời lượng đọc lên hoặc chia nhỏ làm nhiều lần đọc mỗi ngày.

4) Mở rộng vùng học tập từ nội dung của cuốn sách

Không chỉ dừng lại ở nội dung cuốn sách cung cấp, với những ghi chú của riêng bạn, hãy tiếp tục dành thời gian tìm kiếm thêm từ Google những thông tin liên quan tới bài học trong cuốn sách mang lại cho bạn.

Xem thêm  6 phương pháp ghi chép thông minh

Những thông tin tìm kiếm được, bạn tiếp tục bổ sung vào mindmap của mình và bạn sẽ có được bản tổng kết toàn diện hơn về chủ đề mà cuốn sách của bạn mang lại.

5) Để việc đọc sách giá trị, không chỉ dừng lại ở việc thu nạp thêm tri thức, bạn hãy biến tri thức thành kết quả

Một số cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

– Đọc tới đâu tập chia sẻ lại cho người khác tới đó, đặc biệt nếu có sự trao đổi đa chiều giữa bạn và những người sẵn sàng nghe bạn chia sẻ sẽ càng giúp cho bạn hiểu sâu về chủ đề hơn.

– Thực hành quy trình “Học – Hành – Hiểu” liên tục bằng cách đúc kết lại tri thức, áp dụng trong đời sống hàng ngày, trau dồi tư duy từ áp dụng để nâng cao hiểu biết về chủ đề đó.

Chúc bạn duy trì tốt thói quen đọc sách và nhận được nhiều bài học giá trị từ những cuốn sách cho công việc và cuộc sống.

Share