KPI là viết tắt của từ Key Performance indicators – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Ưu điểm của KPI là gì?
Chỉ số KPI giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đo lường sức tăng trường so với mục tiêu một cách rõ ràng hơn, đồng thời giúp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, các phòng ban.
Việc áp dụng đúng, chính xác các chỉ số đo lường có thể giúp bạn quản lý cũng như nắm rõ được hiệu suất, hiệu quả làm việc của từng cá nhân, bộ phận, nhóm.
KPI là chỉ số có thể lượng hóa chính bởi vậy kết quả đo lường có độ chính xác cao.
Giúp gia tăng liên kết làm việc giữa các cá nhân, bộ phận trong cùng 1 tổ chức.
Nhược điểm của KPI là gì?
Để có thể xây dựng được hệ thống KPI đạt được hiệu quả tốt, yêu cầu người lập KPI phải có chuyện môn cao, hiểu biết rõ về KPI là gì? từ đó mới có thể xây dựng và áp dụng 1 cách khoa học nhất.
Hiệu quả của KPI sẽ không cao khi được áp dụng trong thời gian dài.
Tìm hiểu quy trình xây dựng hệ thống chỉ số KPI
Mỗi công ty, doanh nghiệp, dự án đều có những quy trình áp dụng KPI riêng biệt bởi nó còn phụ thuộc vào mục đích của từng đơn vị. Tuy nhiên chúng ta vẫn sẽ có 1 quy chuẩn chung hay còn gọi là khung về quy trình xây dựng hệ thông KPIs. cũng như các yếu tố xây dựng KPI như sau:
Xác định chủ thể xây dựng KPI
Chủ thể xây dựng KPI có thể là trưởng bộ phận, quản lý, các phòng, ban… Dù là ai thì cũng đều phải là người có chuyên môn cao, nắm rõ được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, dự án. Đồng thời cũng phải phải hiểu rõ về KPI là gì?
Ngoài ra để đảm bảo được tính thống nhất, hiệu quả thì cũng cần nhận được sự góp ý từ các bộ phận, cá nhân liên quan.
Xác định rõ chức năng – nhiệm vụ của các bộ phận
Khi xây dựng nên một hệ thống chỉ số KPIs cần phải xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban, dự án…
Xác định rõ vị trí chức danh, nhiệm vụ của từng chức danh
Cần mô tả rõ ràng công việc của từng cá nhân. Nêu rõ trách nhiệm của từng chức danh một cách rõ ràng cụ thể.
Xác định chỉ số hiệu suất cốt yếu KPIs
– Chỉ số của nhóm bộ phận: Xây dựng dựa trên cơ sở của chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm, bộ phận.
– Chỉ số các nhân: Được xây dựng dựa trên các KPIs cá nhân theo đúng yêu cầu về tiêu chí SMART.
– Xây dựng kỳ đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể.
Xác định rõ ràng khung điểm cho kết quả
Mỗi chỉ số sẽ có mức độ điểm khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được đề ra.
Đo lường – Tổng kết – Điều chỉnh
Dựa trên những khung điểm kể trên, nhà quản lý, trưởng bộ phận… sẽ tổng kết lại tổng điểm cũng như đưa ra kết luận, đồng thời từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn.
Mẫu hệ thống KPI cho các phòng ban
Chỉ số KPI cho phòng nhân sự
- KPI về lương
- KPI về tuyển dụng
- KPI về an toàn lao động
- KPI về đào tạo
- KPI về đánh giá công việc
- KPI về giờ làm việc
- KPI về lòng trung thành
- KPI về năng suất
- KPI về hoạt động cải tiến
- Đánh giá nguồn nhân lực khác
- Bảng đánh giá phòng HCNS
Bộ KPI cho phòng Marketing
Nhóm KPI cung ứng
Bộ KPI của phòng Sale
- KPI của BCS chăm sóc khách hàng
- KPI của BCS bộ phận dịch vụ kỹ thuật
- KPI của BCS bộ phận kinh doanh
- KPI của giám đốc kinh doanh
- KPI về xây dựng kế hoạch năm
Chỉ số KPI của phòng kế toán
- KPI của BSC bộ phận kế toán
- KPI của trưởng phòng kế toán
- KPI của kế toán thanh toán
- KPI của kế toán vật tư
- KPI của kế toán giá thành
- KPI của kế toán tổng hợp
Các KPI của bộ phận kỹ thuật
- KPI của BSC bộ phận QA
- KPI của BSC bộ phận kỹ thuật dịch vụ
- KPI của GĐ kỹ thuật dịch vụ
- KPI của trưởng bộ phần máy dân dụng
- KPI của trưởng bộ phận máy công nghiệp
- KPI của nhân viên dịch vụ kỹ thuật máy dân dụng
- KPI về kế hoạch năm của GĐ dịch vụ kỹ thuật
Bộ KPI của phòng giao nhận
- KPI của BCS phòng giao nhận
- KPI của giám đốc giao nhận
- KPI của trưởng bộ phận giao nhận
- KPI của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
- KPI của nhân viên giao nhận nội địa
- KPI của thủ kho giao nhận
Các chỉ số KPI của phòng mua hàng
- KPI của BSC phòng mua hàng
- KPI về xây dựng BSC công ty
- KPI của giám đốc mua hàng
- KPI của phó giám đốc mua hàng
- KPI của nhân viên mua hàng nước ngoài
- KPI của nhân viên mua hàng nội địa
- KPI về mục tiêu công viêc năm – GĐ
- KPI về mục tiêu công việc năm – PGĐ
- KPI về mục tiêu công việc năm – mua hàng nước ngoài
Trọn bộ KPI theo công ty
- KPI về đánh giá theo mục tiêu thiết lập
- KPI về đánh giá theo mô tả công việc
- KPI của công ty nông nghiệp
- KPI về bảng chiến lược chức năng phòng nhân sự thực tế theo BSC và KPI
- Đánh giá KPI cấp công ty
- KPI về xây dựng chiến lược cấp công ty theo BSC và KPI (Phần 1)
- KPI về xây dựng chiến lược cấp công ty theo BSC và KPI (Phần 2)
- KPI về xây dựng chiến lược đơn vị chức năng theo BSC và KPI (phần 1)
- KPI về xây dựng kế hoạch cá nhân theo BSC và KPI
- KPI về MK-AK KPI tpth
- KPI về MK-AK KPI nvth
- KPI về AK checklist chi tiêu nhân viên
- KPI về 8 quy trình 5s
Chỉ số KPI của nhà máy sản xuất
- KPI của phòng KSCL&MT
- KPI của phòng bảo vệ
- KPI của đội Môi trường
- KPI của nhà máy
- KPI của công nghệ thông tin
- KPI của phòng đầu tư PTDA
- KPI của phòng HC QT
- KPI của phòng kế hoạch kỹ thuật
- KPI của phòng kinh doanh
- KPI của phòng nhiên liệu
- KPI của phòng nhân sự
- KPI của phòng quản lý kho
- KPI của phòng tài chính kế toán
- KPI của tổ tự động hóa
- KPI của phòng HDQT
- KPI về tiêu chí chung
- KPI về quy chế đánh giá công ty
- KPI về đánh giá lãnh đạo và trưởng bộ phận
- KPI về theo dõi thực hiện công việc
- KPI về biểu mẫu đánh giá
Lưu ý khi sử dụng hệ thống KPI cho các phòng ban
Trọng số của các nhóm KPI: thay đổi tùy theo mục tiêu chiến lược của công ty. Ví dụ, công ty đang cần mở rộng quy mô, thì nhóm chỉ số KPI về tuyển dụng sẽ có trọng số cao nhất.
Các biểu mẫu KPI có sẵn chỉ mang tính tham khảo. Khi áp dụng, doanh nghiệp cần thiết lập chỉ số KPI dựa trên những mục tiêu cụ thể.
Mọi KPI cần được xây dựng thống nhất, có sự liên kết, hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó, việc phân chia KPI cần thực hiện từ trên xuống thông qua các cấp độ: công ty → phòng ban → cấp quản lý → nhân viên.
KPI cần được xác định cùng với chỉ tiêu cụ thể của từng giai đoạn, cũng như kế hoạch hành động tương ứng.
Doanh nghiệp cần ứng dụng KPI nhân sự triệt để, kiên trì và quyết liệt. Bởi xây dựng một hệ thống đã khó, triển khai ứng dụng nó sao cho phù hợp với đặc thù của tổ chức mình lại càng khó hơn, không hệ thống nào vừa đưa ra mang lại hiệu quả ngay.
(Nguồn: tổng hợp)