Cach phan tich tai chinh doanh nghiep

4 Phương pháp Phân tích tài chính doanh nghiệp

Sức khỏe tài chính là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu gần đây của ngân hàng dự trữ liên bang Chicago- Hoa Kỳ, các chủ doanh nghiệp am hiểu về phân tích tài chính sẽ sở hữu các công ty có quy mô lớn hơn và có nhiều doanh thu cùng lợi nhuận hơn.

Phân tích tài chính là gì?

Phân tích tài chính là hoạt động nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp để xác định lợi nhuận, nợ phải trả, hiệu quả hoạt động hiện tại, dự đoán rủi ro và tiềm năng trong tương lai…

Đây là một yếu tố quan trọng trong hầu hết tất cả các hoạt động thương mại. Những thông tin tài chính đưa ra cho các nhà đầu tư, người cho vay, ngân hàng… là các dữ liệu quan trọng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu hoặc mức lãi suất.

Còn nhìn trên quan điểm các nhà quản lý, các thông tin phân tích tài chính cho phép họ đánh giá hiệu suất hoạt động, tình trạng sức khỏe tài chính, điểm mạnh, điểm yếu… của doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho những quyết định quan trọng và tầm nhìn hoạch định chiến lược cho tương lai.

Những phương pháp phân tích tài chính

Có khá nhiều các khái niệm, phương pháp, kỹ thuật được sử dụng để phân tích tài chính cho một doanh nghiệp. Nhưng những phương pháp phổ biến nhất có thể kể đến là:

Phân tích theo chiều ngang

Phương pháp này sử dụng những hiệu suất trong quá khứ để làm thước đo so sánh dữ liệu tài chính. Phân tích theo chiều ngang cho phép các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà phân tích tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp trong các năm, cũng như phát hiện các xu hướng và mô hình tăng trưởng mang tính thời vụ. Từ những thông tin thu thập được, ta có thể đánh giá các thay đổi tương đối trong những chỉ tiêu khác nhau và lập kế hoạch cho tương lai.

Phân tích theo chiều ngang có thể sử dụng dưới dạng so sánh tuyệt đối hoặc so sánh tỉ lệ phần trăm. Ví dụ như khi một người nói, doanh thu của công ty ABC đã tăng 20% trong năm vừa qua; người đó đang sử dụng phân tích theo chiều ngang.

Phân tích theo chiều dọc

Hay còn được gọi là phân tích theo tỷ lệ phần trăm của thành phần của thành phần chủ chốt. trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo. Ví dụ như chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động của kinh doanh có thể biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu. Hay chỉ tiêu trên bảng cân đối tài chính có thể biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản.

Phương pháp này rất hữu ích khi thực hiện so sánh báo cáo tài chính với các ngành và các doanh nghiệp tương tự. Bên cạnh đó, việc so sánh số liệu hiệu suất theo từng quý, từng năm đang tốt lên hay xấu đi cũng trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng phương pháp này.

Phân tích tỷ lệ

Phương pháp này giúp phân tích, xác định các thay đổi trong tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Một tỷ lệ duy nhất thường không đủ cơ sở để đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của công ty.

Xem thêm  10 loại nguồn lực từ bên ngoài để tăng tốc kinh doanh

Một số tỷ lệ phải được phân tích cùng nhau và so sánh với tỷ lệ của năm trước hoặc thậm chí với các công ty đối thủ. Ví dụ như ta sẽ tìm được tỷ lệ hiện tại khi phân tích tài sản hiện tại với nợ phải trả hiện tại; hay tỷ lệ số tiền mặt sẽ được tìm ra khi phân tích tiền và các khoản tương đương cùng nợ ngắn hạn…

Phương pháp phân tích tỷ lệ rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các tỷ lệ là các tham số  không hề chính xác và tuyệt đối. Bởi vậy, các tỷ lệ phải được phân tích cẩn trọng và người ra quyết định cần phải cân nhắc kỹ để tránh đưa ra kết luận sai lầm.

Phân tích theo biến động của giá cổ phiếu

Kỹ thuật này dựa vào việc phân tích biến động cổ phiếu của doanh nghiệp thay vì phân tích sức khỏe tài chính. Về bản chất, khi sử dụng phương pháp này, ta có thể coi thị trường tài chính như một công cụ phân tích.

Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tài chính của doanh nghiệp dựa vào chuyển động cổ phiếu như: mở rộng hoặc thu hẹp cửa sổ đánh giá, so sánh với các công ty tương tự và phân tích xu hướng…

Tuy nhiên, có một số nhược điểm tương đối nghiêm trọng khi sử dụng phương pháp này. Nếu mức giá của cổ phiếu trên thị trường không dựa vào các dữ liệu, phương pháp phân tích chính xác; thì rất có thể là giá cổ phiếu đang cao hơn giá trị thực của chúng. Các phân tích chứng khoán thường bỏ qua tính bền vững nội tại của công ty để kiếm lợi từ biến động giá cổ phiếu. Bởi vậy đây là nền tảng không đáng tin cậy để đầu tư dài hạn.

5 chìa khóa chủ chốt trong phân tích tài chính

1. Doanh thu

Doanh thu có thể là nguồn tiền mặt chính của một doanh nghiệp. Vậy nên số lượng, tính chất và thời điểm của doanh thu là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thành công lâu dài.

  • Sự tăng trưởng của doanh thu [ (Doanh thu hiện tại – doanh thu quá khứ) / doanh thu quá khứ]: Khi tính toán tăng trưởng doanh thu, không nên bao gồm doanh thu một lần vì điều đó có thể làm sai lệch phân tích.
  • Mức độ tập trung của doanh thu  [Doanh thu từ khách hàng / Tổng doanh thu]: Nếu một khách hàng tạo ra tỷ lệ phần trăm cao trong doanh thu của doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính nếu khách hàng đó ngừng mua. Không có khách hàng nào nên đại diện cho hơn 10 phần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp.
  • Doanh thu trên mỗi nhân viên [Doanh thu / Số lượng nhân viên trung bình]: Tỷ lệ này đo lường năng suất kinh doanh của doanh nghiệp. Con số càng cao thì càng tốt. Nhiều công ty đã rất thành công khi đạt được doanh thu hàng năm là trên 1 triệu đô la cho mỗi nhân viên.

2. Lợi nhuận

Nếu không thể sản sinh ra lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không thể tồn lại lâu dài.

  • Biên lợi nhuận gộp [Doanh thu (đã trừ thuế) – Giá vốn hàng bán(đã trừ thuế)]: Biên lợi nhuận gộp khỏe mạnh cho phép doanh nghiệp xử lý các cú sốc đối với doanh thu hoặc giá vốn hàng bán mà không mất khả năng thanh toán cho những khoản chi phí liên tục.
  • Biên lợi nhuận hoạt động [(Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí hoạt động) /Doanh thu]: Chi phí hoạt động không bao gồm lãi hoặc thuế. Điều này xác định khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp bất kể hoạt động tài chính đang như thế nào (nợ hoặc vốn cổ phần). Con số càng cao, càng tốt.
  • Biên lợi nhuận ròng [(Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí hoạt động – Tất cả các chi phí khác) / Doanh thu]: Đây là những gì còn lại để tiếp tục tái đầu tư vào doanh nghiệp và để phân phối cho các cổ đông dưới dạng cổ tức.
Xem thêm  [Case Study] Áp dụng BSC để tạo ra sự đột phá về hiệu suất

3. Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động đo lường mức độ sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp. Thiếu hiệu quả hoạt động dẫn đến lợi nhuận nhỏ hơn và tăng trưởng yếu hơn.

  • Doanh thu khoản phải thu [Doanh thu tín dụng ròng / khoản phải thu trung bình]: Công thức này đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi quản lý tín dụng khách hàng. Con số cao hơn có nghĩa là doanh nghiệp đang quản lý tín dụng tốt; con số thấp hơn là một dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp cần cải thiện.
  • Vòng quay hàng tồn kho [Giá vốn hàng bán / Số hàng tồn kho trung bình]: Chỉ số này đo lường hiệu quả khi doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho. Con số thấp cho thấy doanh nghiệp bộ phận bán hàng đang làm không tốt hoặc đang sản xuất quá nhiều cho mức bán hàng hiện tại.

4. Hiệu quả và khả năng thanh toán vốn

Hiệu quả vốn và khả năng thanh toán vốn là mối quan tâm hàng đầu của những người cho vay và các nhà đầu tư.

  • Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [(Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân)x 100%]: Công thức này đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
    Nợ trên vốn chủ sở hữu [Nợ / Vốn chủ sở hữu]: Các định nghĩa về nợ và vốn chủ sở hữu có thể khác nhau, nhưng nhìn chung con số này cho biết mức độ đòn bẩy doanh nghiệp đang sử dụng để vận hành doanh nghiệp. Đòn bẩy không được vượt quá giới hạn hợp lý.

5. Thanh khoản

Phân tích thanh khoản để tính toán khả năng của doanh nghiệp để tạo ra đủ tiền mặt trang trải chi phí bằng tiền mặt. Không có mức tăng trưởng doanh thu hoặc lợi nhuận nào có thể bù đắp cho khả năng thanh khoản kém.

  • Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành [Tài sản hiện tại / Nợ ngắn hạn]: Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp để thanh toán các khoản chi phí ngắn hạn từ tiền mặt và các tài sản hiện tại khác. Giá trị nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có đủ tài nguyên thanh khoản để thực hiện việc này. Tỷ lệ trên 2 sẽ là tốt nhất.
    Bảo hiểm lãi suất [Thu nhập trước lãi và thuế / Chi phí lãi vay]: Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp để trả chi phí lãi từ tiền mặt doanh nghiệp tạo ra. Giá trị nhỏ hơn 1,5 là nguyên nhân gây lo ngại của người cho vay, nhà đầu tư.

(Nguồn: Andrews University)

Share