Theo Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự tin rằng nhân viên trong doanh nghiệp không có đủ kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại. Để chấm dứt tình trạng trên và biến nguồn nhân lực làm lợi thế cạnh tranh độc nhất, hãy xây dựng ngay một quy trình đào tạo nội bộ đúng chuẩn và hiệu quả.
1. Hiểu đúng về đào tạo nội bộ
Rất nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng không cần thiết phải đầu tư xây dựng một quy trình đào tạo nội bộ bài bản, chỉ cần chỉ dẫn qua công việc (on-job training) cho nhân viên mới trong vài ngày. Thực tế, đào tạo nội bộ không chỉ là việc onboarding cho nhân viên mới trong vài ba ngày, mà đây là một chiến lược dài hạn nhằm xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh nhuệ và đồng đều về năng lực. Đối tượng tham gia trong chương trình huấn luyện nhân viên này bao gồm:nhân viên mới tuyển dụng, nhân viên đang công tác và đội ngũ quản lý các cấp.
Từ cách nhìn nhận trên, các nhà quản lý đều đã có thể nhận thấy được những lợi ích và vai trò quan trọng của công tác đào tạo nội bộ. Theo nghiên cứu Bersin by Deloitte, doanh nghiệp có văn hóa đào tạo mạnh mẽ và kế hoạch phát triển nhân sự bài bản sẽ hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể:
– 46% doanh nghiệp đã nâng cao cơ hội tiên phong trong thị trường
– 37% doanh nghiệp gia tăng hiệu suất làm việc
– 58% doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai
Lợi ích và quan trọng là vậy, thế nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn vấp những khó khăn và rào cản khiến cho quy trình đào tạo nhân sự không được triển khai như:
– Thiếu nhân sự phụ trách đào tạo có chuyên môn
– Không có kế hoạch và quy trình đạo tạo bài bản
– Nhân viên không thấy được sự cần thiết và không tham gia tích cực
– Không nhận được sự quan tâm về tài chính đúng mức
Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ những rào cản này, hãy đọc tiếp để tự mình xây dựng quy trình đạo nội bộ hiệu quả và không lãng phí nguồn lực.
2. Các hình thức đào tạo nội bộ
Một số hình thức đào tạo nội bộ hiệu quả thường được sử dụng:
Buổi họp nội bộ định kỳ (Internal session)
Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt toàn doanh nghiệp hoặc theo nhóm. Buổi họp này thường diễn ra định kỳ theo tuần, theo tháng,. Sẽ rất tốt để các cá nhân nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng mềm để biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Doanh nghiệp thường sử dụng cách đào tạo này để huấn luyện về một chủ đề / kỹ năng cụ thể mà nhiều nhân viên cần biết.
Đào tạo qua công việc (On-job training)
Nhân sự sẽ được đào tạo bằng cách học hỏi qua công việc thực tế. Hình thức này cần đảm bảo điều kiện là có khoảng thời gian riêng để đào tạo viên và nhân sự học việc không bị ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Cách đào tạo nội bộ này sẽ thích hợp đối với những công việc mang tính thực hành cao, ví dụ như hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán.
Kèm cặp (Mentorship)
Hình thức đào tạo kèm cặp là việc theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho nhân viên. Cách này sẽ giúp người quản lý hoặc người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cho nhân viên còn ít kinh nghiệm.
3. Quy trình đào tạo nội bộ
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo nội bộ
Doanh nghiệp bạn sẽ không thể xây dựng được một chương trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết chúng ta cần phải đạt được điều gì. Đó là lý do trước khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo nhân viên, bạn phải tiến hành các buổi brainstorm giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban, các nhóm chuyên môn để xác định đích đến mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ
Bước tiếp theo để xây dựng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là lập kế hoạch. Các đầu mục chính mà một bản kế hoạch đào tạo nhân viên cần có là:
– Tên của chương trình đào tạo nội bộ
– Các mục tiêu cần đạt sau chương trình
– Đối tượng tham gia huấn luyện
– Nhân sự, phòng ban phụ trách
– Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự
– Phân bổ thời gian, tài chính và địa điểm
– Các điều kiện ràng buộc khác cần chú ý
Hãy dành thời gian để xây dựng một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và dễ dàng triển khai, đo lường. Trong quá trình xây dựng, bạn cần cân nhắc đến những nhu cầu đào tạo nội bộ đã được thu thập tại bước 1 cùng với những quan điểm nhân sự và văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo quy trình đào tạo đặc biệt hữu ích với những nét riêng của doanh nghiệp.
Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo
Giờ là lúc bản kế hoạch đào tạo nhân viên bài bản được đưa vào thực tiễn. Tuy nhiên, một bí quyết nhỏ để giúp kế hoạch đào tạo đạt hiệu quả, đó là hãy tổ chức một buổi gặp mặt với các đối tượng tham gia huấn luyện và giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của chương trình đào tạo nhân sự này. Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng nhân viên không tham gia tích cực vì cho rằng những buổi đào tạo chỉ vô bổ và khiến họ mất thời gian nghỉ ngơi.
Đừng quên triển khai theo đúng kế hoạch để đảm bảo chất lượng của quy trình và ghi chép, đo lường kết quả cho các nhân sự thật rõ ràng. Chúng sẽ là nguyên liệu để bạn có thể dùng cho bước sau.
Bước 4: Đánh giá chất lượng và cải tiến quy trình
Nếu bạn muốn quy trình đào tạo nhân sự là một khóa huấn luyện thực thụ, đem lại những kết quả thực tế cho doanh nghiệp, đừng bao giờ bỏ qua bước cải tiến quy trình này. Bởi vì mục tiêu đào tạo luôn thay đổi, tình trạng của nhân sự cũng thay đổi và chiến lược quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cũng không giống nhau.
Kết thúc mỗi đợt đào tạo nhân sự, hãy tiến hành phân tích các ý kiến phản hồi của người học, những kết quả mà họ đạt được cũng như những mục tiêu đã không thể hoàn thành và rút ra bài học kinh nghiệm.
Tạm kết
Một quy trình đào tạo nội bài bản và hiệu quả là một trong điểm chính tạo nên thành công của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hãy biến lợi thế nguồn nhân lực tinh nhuệ trở thành chiếc chìa khóa mở lối cho cảnh cửa gia tăng năng suất lao động, hình thành văn hóa doanh nghiệp và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
(Tổng hợp)